2 minh chứng lịch sử về sự linh ứng của Tỳ Hưu Phong Thuỷ

Quảng trường Thiên An Môn - Trung Quốc

Thông tin, giá trị lịch sử về sự linh ứng của Tỳ Hưu thì rất nhiều. Dưới đây, Hồn Đá Việt xin trích dẫn thêm 2 câu chuyện có thật về Tỳ Hưu tại một nơi được coi là bảo địa được trấn giữ, là cửa ngõ mang lại tiền tài và thịnh trị cho Kinh Đô (Bắc Kinh) xảy ra cách đây không lâu đã được ghi lại và kiểm chứng.

Đến du lịch Trung Quốc, chắc chắn có một nơi mà hướng dẫn viên du lịch sẽ không bao giờ bỏ sót giới thiệu với bạn, đó là Lầu Đức Thắng Môn hay còn gọi là Lầu Phong Thuỷ Bắc Kinh? Vì sao nơi này được gọi là Lầu Phong Thuỷ? Nơi này có vai trò, ý nghĩa và tầm quan trọng như thế nào với cố cung Bắc Kinh và thủ đô Trung Hoa ngày nay? Nơi này có liên quan gì đến Tỳ Hưu mà chúng ta đang nói đến? Bài viết dưới đây sẽ giúp các bạn trả lời câu hỏi đó.

Lầu Phong Thuỷ - Đức Thắng Môn (Bắc Kinh - Trung Quốc)
Lầu Phong Thuỷ – Đức Thắng Môn (Bắc Kinh – Trung Quốc)

Lầu Phong Thuỷ Đức Thắng Môn (Bắc Kinh – Trung Quốc) có đặt một con Tỳ Hưu bằng đá trắng, có niên thọ gần 600 năm. Trong lịch sử, mỗi lần hoàng đế Mãn Thanh duyệt binh ra trận đều ở đến thỉnh Tỳ Hưu bảo hộ (cờ xuất trận của Hoàng đế Mãn Thanh có thêu hình Tỳ Hưu ở đuôi cờ). Trong lịch sử 600 năm của Tỳ Hưu tại lầu Đức Thắng Môn, có 2 sự kiện lớn:

1. Vua Sùng Chinh mất nhà Minh về tay nhà Thanh

Trước khi Thanh binh nhập quan ải tiến chiếm giang sơn Đại Minh (hồi đó còn là Mãn Châu – tộc Nữ Chân dòng Đại Kim) đã nghiên cứu rất kĩ về văn hóa, phong thủy, biết rằng nhà Đại Minh long mạch đế vương còn thịnh lắm, nếu không phá được phong thủy của Bắc Kinh thì không thể nào chiếm chọn Trung nguyên được, mà có chiếm được cũng không thể giữ được vì Trung Nguyên rông lớn, Mãn Châu sẽ nhanh chóng bị nuốt chửng và bị đồng hóa. Trong truyền thuyết, Lưu Bá Ôn (*) đã từng để lại lời dặn cho nhà Minh rằng muốn Đại Minh trường tồn thì phải giữ gìn đặt con Tỳ Hưu trên lầu thành Đức Thắng Môn, mặt ngoảnh về phía Vạn Lý trường thành để trấn áp dân Hung Nô, dân Nữ Chân. Chừng nào mặt Tỳ Hưu còn ngoảnh về phương ấy thì Đại Minh còn.

Mãn Châu biết được truyền thuyết ấy, biết được Sùng Chinh rất tin tưởng vào con Tỳ Hưu này, nên nghĩ ra 1 kế, cho 1 đại sư về phong thủy của mình, lập kế chiếm được lòng tin tưởng của Sùng Chinh, sau đó mới xui Sùng Chinh xoay lại con Tỳ Hưu vào, hướng về nội đô. Vận khí nhà Minh đã hết ,và Sùng Chinh đã nghe lời xui khiến và giặc giã nổi lên khắp nơi, đầu tiên là Sấm Vương Lý Tự Thành, và sau đó là sự cố Ngô Tam Quế mở ải Sơn Hải Quan, dẫn Thanh binh nhập quan. Nhà Minh tuyệt diệt, Sùng Chinh phải tự tay chém Trường Bình công chúa rồi treo cổ tự vẫn. Đó là nguyên nhân vì sao Đại Thanh lên ngôi, cấm tuyệt dân gian dùng Tỳ Hưu, và vì sao trên đuôi cờ của Bát Kỳ (8 đạo quân thân vương) đều có thêu hiệu Tỳ Hưu, bởi vì Tỳ Hưu đã đem lại giang sơn cho bộ tộc Nữ Chân, 1 bộ tộc nhỏ, đã bắt 1 dân tộc Hán cúi đầu, thắt bím tóc.

(*) Lưu Bá Ôn: Một Đại Sư Phong Thuỷ nổi tiếng giúp Minh Thái Tổ (Chu Nguyên Chương) lập nên nhà Minh.

2. Tỳ Hưu với biến cố Thiên An Môn (1989)

Năm 1989 trong quá trình trùng tu lầu Đức Thắng, do sơ ý nên công nhân đã làm đổ con Tỳ Hưu này và bị mẻ 1 miếng lớn ở cánh, và năm 89 đã xảy ra 1 biến cố chính trị rúng động toàn nước Trung Hoa, đó là biến cố Thiên An Môn.

[porto_block id=”6408″ name=”cta-ty-huu”]

Khánh Hồ – Fengshui Consultant (Co-Founder Hồn Đá Việt)

Biên soạn !